Cây Lưỡi Hổ
260.000,0₫ 200.000,0₫
Tên: Cây Lưỡi Hổ
Màu sắc Màu Xanh Lá
Điều cần biết
- Thích hợp để bàn hoặc trang trí kệ tủ để tạo không khí trong lành.
- Cây luôn ở trong tình trạng như vậy trong nhiều năm mà không cần chăm sóc hay tưới nước.
Tìm hiểu chung về cây lưỡi hổ
Loại cây này có tên khoa học là Sánevieria trifasciata họ Asparagaceae chiều cao rơi vào khoảng 20-60cm, trong môi trường sống của chúng ta không chỉ có bụi bẩn mà còn nhiều áp lực căng thăng từ cuộc sống, chính vì thế mà chúng ta cần phải trồng cây lưỡi hổ để cân bằng cuộc sống, điều hòa không khí mang lại năng lượng mới cho cuộc sống cvủa mọi thành viên trong gia đình cũng như chính mình, lưỡi hổ rất ưa bóng râm hoặc nơi không có ánh sáng trực tiếp, cây cần có nước nhiều để sinh trưởng tốt nên cần phải cung cấp đầy đủ nước cho cây vì thế dễ dàng trồng trong chậu thủy tinh, được dùng để trang trí tủ kê, bàn làm việc, học tập, quầy tiếp tân hay bàn trà phòng khách.
Đặc điểm của cây lưỡi hổ
Đây là cây chịu rét khá kém nên các bạn cần chú ý lựa chọn nơi trồng thích hợp, nhiệt độ thích hợp để các bạn đặt chậu trồng cây lưỡi hổ là 22 độ, tránh đặt cây ở nơi có nhiệt độ thấp hơn 13 độ, cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ôn hòa, các bạn có thể đặt chậu cảnh ở dưới ban công, ngoài hiên nhà nơi có nhiều ánh sáng mặt trời.
Cách trồng cây lưỡi hổ
Đất trồng: Loài cây này khá dễ trồng nên bạn chỉ cần sử dụng hỗ hợp đất và mùn theo tỉ lệ hai pahàn đất + 1 phần mùn là được.
Từ một bụi cây bạn có thể tách lấy những đoạn thân hoặc rễ có mầm hoặc giâm bằng lá cũng được, bạn có thể chọn thời điểm giâm vào là mùa xuân đến mùa hè, các bạn chọn một chọn một chậu cảnh thấp, rộng cho vào đó hỗn hợp đất, chọn lá non khỏe và có màu đẹp để cắt ngang sát gốc, các bạn cắt thành khúc dài 5cm và để tự liên sẹo, sau đó chôn các khúc lá khoảng ½ vào chậu, trong thời gian này các bạn nên tưới ít nước và đặt chậu hoa ở nơi có nhiều ánh sáng, nhiệt độ cao.
Xem thêm: Cây lộc vừng nên trồng ở đâu? Mang ý nghĩa phong thủy gì?
Cách chăm sóc cây lưỡi hổ
Mỗi người sẽ có cách chăm sóc cây lưỡi hổ khác nhau, tuy nhiên cần phải tuân theo nguyên tắc cơ bản sau:
Tưới nước: Khí đất trong chậu cảnh khô hẳn tưới nước từ phía dưới chậu lên lầu cao, vì đây là loại cây sợ nước nên bạn không nên tưới nước thường xuyên, vào mùa lạnh hay mùa mưa các bạn cũng chỉ cần tưới nước 1 lần 1 tháng cho chậu cảnh của mình.
Cây lưỡi hổ có được bón gì không?
Những người mới chơi cây thường đặt ra câu hỏi cây lưỡi hổ có được bón gì không? Câu trả lời là loài cây này khá giống với xương rồng không cần tốn nhiều công chăm sóc, bạn cũng không bón phân nhiều và thường xuyên, vào mùa xuân, hè nên bón cho cây một tháng/ lần bằng giân giàu potasse, cũng có thể sử dụng phân chuồng hoặc phân khoáng. Vào mùa xuân khi rễ cây phát triển bạn nên thay chậu trồng cây để cây tiếp tục và phát triển, khi thay chậu cần chú ý chọn loại đất thêm 1/3 cát to đồng thời chú ý tới việc thoát nước cho chậu cảnh để cây không bị úng.
Loại cây này khá dễ trồng cũng như chăm sóc, vì thế bạn không phải lo việc chăm sóc cây lưỡi hổ sẽ tốn nhiều thời gian của mình. Chúng tôi xin cung cấp tới bạn những tông tin trên, nếu có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được chọn và tư vấn chăm sóc cây miễn phí:
Cây lưỡi hổ nên đặt ở đâu trong nhà là phù hợp?
Đặt cây Lưỡi Hổ trong phòng khách
Phòng khách là nơi thể hiện phong cách, sở thích và cá tính của chủ nhân nhằm tạo ấn tượng với khách đến thăm. Đồng thời đây cũng là nơi thu hút nhiều tài lộc cho gia đình. Khi tìm hiểu cây lưỡi hổ nên đặt ở đâu trong nhà thì vị trí thích hợp nhất chính là trong phòng khách, đặc biệt là các góc phòng hoặc bên cạnh ghế sô-pha, bên cạnh kệ tivi. Bạn có thể đặt 2 chậu lưỡi hổ ngay 2 bên lối cửa ra vào, nó cũng mang ý nghĩa xua đuổi điềm rủi và thu hút may mắn đến căn nhà bạn.
Cây Lưỡi Hổ trong phòng ngủ
Ngoài phòng khách, cây lưỡi hổ nên đặt ở đâu trong nhà? Theo các nghiên cứu, người ta chỉ ra rằng cây lưỡi hổ có thể hấp thụ nhiều khí đọc như oxit nitơ, nicotine (khói thuốc lá), formaldehyde ,…Bên cạnh đó, vì đây là loại cây có cơ chế sinh học ngược, cây lưỡi hổ sẽ hút cacbonic và sinh ra khí oxy vào ban đêm, giúp cung cấp thêm không khí cho quá trình hô hấp của con người. Do đó khi bạn không biết cây lưỡi hổ nên đặt ở đâu trong nhà, bạn có thể lựa chọn phòng ngủ là nơi đặt cây cũng rất thích hợp. (Tham khảo: Các loại cây trồng trong nhà theo phong thủy tốt nhất ✓ vừa đẹp vừa tốt cho sức khoẻ ✓ không cần nhiều ánh sáng)
Đặt cây Lưỡi Hổ trên bàn làm việc
Cây lưỡi hổ có rất nhiều loại, từ những loại mini như lưỡi hổ vàng, lưỡi hổ thái còn có những chậu cây lưỡi hổ nội thất cao từ 1m trở lên. Đối với những loại mini, cây lưỡi hổ nên đặt ở đâu trong nhà? Vị trí phù hợp để đặt là bàn làm việc. Nhờ khả năng hút tia tử ngoại từ máy tính, cây không chỉ đem lại không gian làm việc thoáng đãng mà còn khiến công việc của bạn thêm thuận lợi nữa đấy.
Xem thêm: Nên mua cây cảnh mini ở đâu chất lượng tại HCM
Trồng cây Lưỡi Hổ trong phòng tắm
Cây Lưỡi Hổ thuộc loại cây ưa bóng, có thể sinh trưởng trong điều kiện thiếu ánh sáng trong thời gian dài. Kể cả khi phòng tắm có độ ẩm và áp suất cao, những yếu tố đó cũng không gây ảnh hưởng đến sự sống và sự phát triển của cây lưỡi hổ.
Lá của cây có khả năng hút bớt khí độc, hơi nước trong không khí, đồng thời cây cũng rất dễ chăm sóc. Khi tìm hiểu cây lưỡi hổ nên đặt ở đâu trong nhà, nhiều người băn khoăn phòng tắm liệu có thích hợp. Tuy nhiên khi lựa chọn phòng tắm để đặt cây lưỡi hổ, bạn chú ý thường xuyên lau lá, phòng trừ sâu bệnh, côn trùng có hại phát triển, vì đấy vốn là nơi ẩm thấp dễ sinh bệnh cho cây.
Đặt cây Lưỡi Hổ ngoài sân
Bên cạnh các vị trí đã nói ở trên, cây lưỡi hổ nên đặt ở đâu trong nhà? Nhiều người thích lựa chọn ban công hay các vị trí ngoài sân để đặt lưỡi hổ bởi cây mang ý nghĩa trừ tà, xua đuổi ma quỷ, bùa chú. Người ta thường trồng cây thành hàng ngoài cổng, ngoài sân vườn hoặc trồng cây trong chậu treo trước cửa nhà thay thế cho cây xương rồng gay gắt. (Tham khảo: Trồng cây xanh trong nhà mang đến không gian thiên nhiên tươi mát, căn nhà được trang hoàng thêm phong phú, được hòa quyện với nguồn khí trong lành.)
Hồng Quyên – Tổng Hợp và Bổ Sung
Tham Khảo (caycanhhanoi, sinhthaikinhbac, …)
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.